Contents
Có thể nói, Màng Chống Thấm Bitum là một vật liệu xây dựng quá quen thuộc với ngành Chống Thấm.
Tuy vậy, không phải ai cũng hiểu tường tận về sản phẩm này. Bài viết sau đây, Mái Lá Nhân Tạo Việt Nam sẽ cung cấp đầy đủ nhất các kiến thức liên quan tới dòng vật liệu này để khách hàng cùng tham khảo.
Hotline: 0876.688.678 – Mr Dương để được tư vấn chi tiết.
Tìm hiểu chung về màng chống thấm bitum
Bitum là gì?
Bitum là một loại vật liệu hữu cơ, tồn tại dưới dạng lỏng, có màu đen và đặc tính nhớt. Không ít người nhầm lẫn bitum với nhựa đường. Thực chất, nhựa đường chỉ là một loại biến thể của bitum.
Cấu tạo của màng chống thấm bitum
Màng chống thấm bitum được cấu thành từ nguyên liệu chính là Bitum kết hợp với chất polymers APP, và thêm các lớp lưới hoặc sợi nhằm tăng cường độ dẻo dai, đàn hồi cũng như độ bền cơ học.
Màng chống thấm bitum được sử dụng để ngăn cản nước hoặc chống ẩm xâm nhập vào các cấu trúc xây dựng như tường, sàn, mái, hoặc nền móng.
- Đây là một phần quan trọng trong quá trình chống thấm, giúp bảo vệ công trình khỏi tác động của nước, hạn chế sự phát triển của nấm mốc và hư hỏng cấu trúc.
Phân loại màng chống thấm bitum
Có nhiều loại màng chống thấm khác nhau tùy thuộc vào yêu cầu sử dụng và tính chất của công trình.
Trên thị trường hiện nay có 2 phân loại màng chống thấm chính, bao gồm:
Dạng khò nóng: Loại màng này yêu cầu sử dụng nhiệt độ cao để làm tan chảy lớp màng, giúp nó bám dính chắc chắn vào bề mặt công trình.
Dạng tự dính: Loại màng này có một lớp keo sẵn trên bề mặt, giúp dán trực tiếp lên bề mặt công trình mà không cần thêm keo hoặc hàn nhiệt.
Tùy theo yêu cầu cụ thể của công trình và môi trường sử dụng, các loại màng chống thấm sẽ được lựa chọn để đảm bảo độ bền và hiệu quả trong việc ngăn nước.
Cách thi công màng chống thấm bitum
Cách thi công màng chống thấm bitum dạng khò nóng
Thi công màng chống thấm dạng khò nóng đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và thực hiện đúng quy trình để đảm bảo hiệu quả chống thấm tốt nhất.
Đảm bảo đủ những điều kiện sau để thi công màng chống thấm khò nóng: Điều kiện thi công màng chống thấm khò nóng:
- Nhiệt độ bề mặt: Tối thiểu là +5ºC và tối đa là 65ºC
- Nhiệt độ môi trường: Tối thiểu là +5ºC và tối đa là 50ºC
- Độ ẩm bề mặt: <=25%
- Độ ẩm môi trường: <=85%
Có 3 bước thi công màng chống thấm khò nóng, như sau:
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt thi công
Vệ sinh bề mặt: Loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ, rác thải và các chất bám dính khác. Bề mặt thi công cần phải sạch sẽ và khô ráo.
Kiểm tra bề mặt: Bề mặt thi công phải sạch, đặc chắc, khô ráo, đồng nhất, không bám dầu mỡ, bụi và các mảnh vỡ bám tạm phải được làm sạch, bề mặt nằm ngang phải nghiêng > 1.5%.
Bước 2: Tiến hành khò màng chống thấm
Khi thi công bằng phương pháp khò hơi nóng sử dụng khí gas thì lớp màng sẽ bám chặt lên bề mặt.
Đầu tiên ta mở cuộn màng chống thấm khò nhiệt và đặt mặt có lớp phủ lớp polyetylene (mặt láng có logo của hãng sản xuất) tiếp xúc với bề mặt thi công.
Ta tiến hành mở khoảng nửa vòng và khò hơi nóng vào tấm màng cho đến khi lớp Polyetylene và bitum chảy và phải đảm bảo rằng bề mặt bị khò hơi nóng của màng chống thấm khò nóng chảy và nhỏ thành giọt, và cứ như thế tiếp tục mở và khò hơi nóng. Đồng thời ép chặt tấm màng chống thấm khò nóng lên bề mặt thi công bằng cách dùng ru lô vừa lăn vừa nén chặt. Lặp lại các thao tác trên với các cuộn tiếp theo. Khi nối các màng chống thấm khò nóng với nhau thì độ rộng của mỗi nối tối thiều là 100 mm, các mối nối này phải dùng ru lô ép thật chặt.
Bước 3: Kiểm tra và hoàn thiện
Kiểm tra mối nối: Sau khi thi công xong, kiểm tra các mối nối, đảm bảo không có khe hở và bề mặt hoàn thiện.
Kiểm tra chống thấm: Để kiểm tra hiệu quả chống thấm, có thể tiến hành thử nghiệm bằng cách tưới nước hoặc kiểm tra độ ẩm trong công trình.
Hoàn thiện bề mặt: Nếu cần, có thể phủ thêm một lớp bảo vệ bên ngoài để tăng cường khả năng chống thấm và bảo vệ màng khỏi tác động của môi trường.
Cách thi công màng chống thấm bitum dạng tự dính
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt thi công
Tương tự quá trình thi công Bitum chống thấm với màng khò nóng, trong bước đầu tiên sử dụng sản phẩm màng tự dính, chúng ta cần phải vệ sinh sạch sẽ toàn bộ bề mặt thi công.
Các vị trí có vết nứt cần được xử lý bằng vữa xi măng trộn Revinex. Bên cạnh đó, những nơi gồ ghề cần phải được mài phẳng hoàn toàn trước khi thực hiện việc thi công lớp lót.
Bước 2: Chuẩn bị vật liệu
Chọn màng chống thấm: Lựa chọn loại màng bitum tự dính phù hợp với yêu cầu kỹ thuật và môi trường.
Chuẩn bị công cụ: Chuẩn bị các công cụ cần thiết như dao cắt, thước, bàn chải, và các dụng cụ khác.
Bước 3: Tiến hành thi công
Cắt màng: Cắt màng chống thấm thành các tấm có kích thước phù hợp với khu vực cần thi công. Chú ý để lại một khoảng chồng lên nhau ít nhất 10 cm ở các mối nối.
Gỡ lớp bảo vệ: Gỡ lớp bảo vệ (nếu có) khỏi bề mặt dính của màng. Điều này giúp màng có thể bám dính tốt vào bề mặt thi công.
Dán màng: Đặt tấm màng lên bề mặt đã chuẩn bị, sau đó dùng tay hoặc bàn chải ấn nhẹ để màng dính chặt vào bề mặt.
Chú ý làm việc từ trên xuống dưới và từ giữa ra ngoài để tránh bọt khí.
Mối nối: Khi dán các tấm màng lại với nhau, hãy đảm bảo các mối nối được chồng lên nhau và dính chặt. Có thể dùng bàn chải hoặc con lăn để ép chặt mối nối.
Bước 4: Kiểm tra và hoàn thiện
Bước này tương tự như đã nếu trên đối với màng chống thấm dạng khò nóng.
Đơn vị cung cấp màng chống thấm bitum chất lượng
Màng chống thấm bitum là sản phẩm quen thuộc với đông đảo khách hàng.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều đơn vụ cung cấp sản phẩm này. Điều này giúp khách hàng dễ dàng trong việc lựa chọn nhưng cũng là điểm gây khó khăn bởi trong số hàng trăm công ty chống thấm, khách hàng bối rối khi không biết đâu là đơn vị uy tín.
MAILANHANTAO.COM chắc chắn sẽ khiến các khách hàng hài lòng dù là khó tính nhất. Chúng tôi cam kết:
- Đội ngũ tư vấn dày dặn kinh nghiệm
- Hàng hóa rõ nguồn gốc xuất xứ
- Chất lượng đảm bảo
- Chính sách bảo hành rõ ràng
Vui lòng liên hệ: Hotline 0876.688.678 – Mr Dương để được tư vấn chi tiết!